Showroom: Số 29, 102/44 Phố Pháo Đài Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
HNP- Ngày 25/10/2012, UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 4865/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án cấp nước sạch liên xã Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều thuộc huyện Phú Xuyên – Hà Nội, với những nội dung chủ yếu sau:
Tên dự án: Cấp nước sạch liên xã Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổ chức tư vấn và lấp dự án: Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ cấp nước và vệ sinh môi trường.
Chủ nhiệm dự án: TS. Lương Văn Anh.
Mục tiêu xây dựng dự án:
Cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, các hộ tiểu thủ công nghiệp, các công trình công cộng như y tế, giáo dục và cơ quan hành chính của các xã Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều thuộc huyện Phú Xuyên. Tạo cho người dân có ý thức sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Làm giảm các dịch bệnh do sử dụng nước không hợp vệ sinh gây ra, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong vùng có dự án; Tạo mô hình mới về quản lý sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, phù hợp với điều kiện thực tế, qua đó nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn bộ huyện Phú Xuyên.
Nôi dung và quy mô đầu tư:
Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch Giai đoạn 1 (đến năm 2015): 5.000m3/ngđ, cấp nước sạch cho khoảng:
Gần 26.000 người, giai đoạn 2015, với tiêu chuẩn 100l/ng.đ;
Gần 31.500 người, giai đoạn 2020, với tiêu chuẩn 120l/ng.đ;
Sử dụng nguồn nước ngầm, qua công nghệ xử lý; bao gồm các hạng mục chủ yếu sau:
- Giếng khoang, trạm bơm giếng:
+ Xây dựng 06 giếng khoan (05 giếng hoạt động + 01 giếng dự phòng), sâu 70m, đặt bơm chìm Q-50m3/h; H = 80m
+ Tuyến ống nước thô: dài 5.570m;
+ Xây 06 nhà trạm bơm giếng, kích thước (3x3)m/trạm;
- Trạm xử lý, diện tích 15.000m2; gồm: Tháp làm thoáng, bể lắng tiếp xúc tuần hoàn cặn, bể lọc tự rửa không van đợt 1; bể lọc sinh học xử lý Amoni (đợt 1 và đợt 2); bể lọc tự rửa không van đợt 2; bể chứa nước sạch dung tích 2.000 m3;
- Nhà vận hành trạm bơm cấp 2: 02 tầng, kích thước 15,0x5,4)m;
- Nhà hóa chất: 01 tầng, kích thước (3,9x9,9)m;
- Hố thu bùn cặn của cụm lắng lọc: Kích thước (3,4x10,4)m, cao h = 2,6m.
- Bể xử lý cặn, xử lý bùn cặn: Kích thước 5,0x5,0)m, cao h = 3,0m;
- Sân phơi bùn: Kích thước (21,3x12,0)m, cao h = 1m;
- Các công trình phụ trợ: Nhà quản lý 02 tầng, kích thước mặt bằng (25,2 x 8,2)m; nhà để xe 01 tầng, kích thước (18,0x5,0)m; nhà bảo vệ 01 tầng, kích thước (4,8x4,2)m; san nền; sân đường đi nội bộ chiều rộng 6,0m và 5,0m; sân vườn; hệ thống đường ống kỹ thuật; Hệ thống thoát nước;
- Mạng lưới đường ống truyền tải, ống phân phối và các phụ kiện đi kèm, tổng chiều dài 151.465m;
Địa điểm xây dựng: Các xã Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều thuộc huyện Phú Xuyên.
Diện tích sử dụng đất: 15.060m2, trong đó:
- Diện tích đất xây dựng Khu xử lý: 15.000m2
- Diện tích đất xây dựng các giếng khoan nước ngầm: 60m2.
Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
Giải pháp về dây chuyền công nghệ: Xử lý nước bằng mô hình xử lý tự động, công nghệ bể lọc tự rửa không van, bể chứa bằng thép phủ thủy tinh.
Giải pháp về kiến trúc, kết cấu:
- Công trình thu, trạm bơm giếng, gồm:
+ 06 giếng khoan: Độ sâu giếng 70; trữ lượng khai thác giếng 60m3/h; lắp đặt bơm chìm đặt trong giếng Q = 50m3/h, H =80m; kết cấu giếng sử dụng ống thép D100.
+ Trạm bơm giếng khoan: Kết cấu BTCT, móng tường xây gạch, mái BTCT;
+ Tuyến ống nước thô: Sử dụng ống HDPE DN 125 – DN315.
- Trạm xử lý:
+ 03 bộ thùng quạt gió, bể dạng tròn, kích thước D2400xH3500;
+ 03 bể lắng Lamen kết hợp ngăn phản ứng trung tâm và có tuần hoàn căn, dạng tròn, kích thước D3800 x H6100, thiết kế đồng bộ bao gồm các hạng mục: Hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống xả cặn tự động và Tấm Lamen.
+ 03 bể lọc tự rửa không van đợt 1, dạng tròn, kích thước D3600x H4500, đồng bộ bao gồm các hạng mục: Hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống xả cặn tự động và vật liệu lọc cát thạch anh.
+ 03 Bể lọc sinh học xử lý Amoni đợt 1 (Yếm khí), dạng tròn, kích thước mỗi bể D3300x H4250, đồng bộ bao gồm các hạng mục: Hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống xả cặn tự động, vật liệu mang vi sinh.
+ 03 bể lọc sinh học xử lý Amoni đợt 2 (Hiếu khí), dạng tròn, kích thước mỗi bể D4700x H4250, đồng bộ các hạng mục: Hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống xả cặn tự động, vật liệu mang vi sinh; thiết bị sục khí.
+ 03 bể lọc đợt 2 (mang vật liệu lọc FVF), dạng tròn, kích thước D3500x H4250, đồng bộ các hạng mục: Hệ thống đường ống công nghệ, hệ thống xả cặn tự động, vật liệu lọc FVF.
+ Bệ đỡ cụm thiết bị: Kích thước bệ đỡ cụm bể lắng + lọc tự rửa đợt 1 + lọc sinh học đợt 1 + lọc sinh học đợt 2: A x B = (25,5x5,0)m dày 30cm; kích thước bệ đỡ bể lọc tự rửa đợt 2: A X B = (4,0x 4,0)m, dày 30cm, nền gia cố bằng cát vàng đầm chặt.
+ Bể chứa nước sạch, dung tích V = 2000m3, dạng tròn, kích thước D =27,3m, H = 3,9m, bằng thép phủ thủy tinh được lắp ghép đồng bộ.
+ Bể đỡ bể chứa nước sạch, dạng tròn kích thước bệ đỡ: D = 28,1m dày 30cm.
- Nhà vận hành trạm bơm cấp 2: 02 tầng, tầng 1 bố trí 01 gian đặt máy bơm và gian nhà kho; tầng 2 bố trí gian vận hành gồm các tủ điện điều khiển; trong gian máy bơm bố trí các máy bơm cấp 2 gồm: 04 máy bơm cấp 2 (03 máy làm việc và 01 máy dự phòng), công suất Q = 100 m3/h, H = 65m.
- Nhà hóa chất: 01 tầng, kích thước mặt bằng ( 3,9 x 9,9)m; thiết bị nhà hóa chất gồm: 02 hệ thống khử trùng, 02 hệ thống trộn và bơm định lượng phèn, 01 hệ thống hòa trộn và bơm định lượng Phốt pho.
- Các công trình phụ trợ:
+ Nhà quản lý 02 tầng, kích thước (25,2 x 8,2)m; kết cấu BTCT, tường xây gạch;
+ Nhà để xe: Kết cấu mái, dàn vì kèo kết hợp với xà gồ thép, lợp tôn bảo vệ.
+ Nhà bảo vệ: 01 tầng, kết cấu xây gạch chịu lực;
+ San nền, sân đường nội bộ, cổng tường rào, xung quanh kè đá hộc; đường đi nội bộ, sân đổ bê tông 200# đá 1x2 dày 20cm.
+ Hệ thống đường ống kỹ thuật trong trạm xử lý bằng ống thép và ống BTCT;
+ Hệ thống thoát nước: Gồm hệ thống cống rãnh thoát nước và hố ga xây gạch, trên có nắp đậy bằng tấm BTCT đúc sẵn.
- Mạng lưới đường ống truyền tải và ống phân phối sử dụng ống nhựa HDPE;
- Đầu mối cụm đồng hồ gia đình: Ống cấp nước vào hộ gia đình là ống nhựa HDPE DN20 và các phụ kiện.
Giải pháp về cấp điện: Xây dựng trạm biến áp 250 KVA – 10(22)/0,4KV, đường dây dẫn điện đến trạm biến áp.
Loại, cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV.
Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư: Bồi thường GPMB đất nông nghiệp, diện tích 15.060 m2 và không phải thực hiện tái định cư.
Tổng mức đầu tư của dự án (khái toán): 191.925 triệu đồng; trong đó:
a. Chi phí đầu tư hệ thống cấp nước: 191.283 triệu đồng
- Chi phí xây dựng: 113.275 triệu đồng
- Chi phí thiết bị: 32.342 triệu đồng
- Chi phí giải phóng mặt bằng: 12.595 triệu đồng
- Chi phí quản lý dự án: 1.666 triệu đồng
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 10.676 triệu đồng
- Chi phí khác: 1.000 triệu đồng
- Chi phí dự phòng: 19.729 triệu đồng
b. Kinh phí xây dựng trạm biến áp: 642 triệu đồng
Nguồn vốn đầu tư: Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011 – 2015; Ngân sách thành phố hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Thời gian thực hiện dự án: Năm 2013 -2015 (Dự án chỉ được triển khai sau khi có kế hoạch bố trí vốn ngân sách Thành phố giai đoạn năm 2013 – 2015).
Tổ chức thực hiện dự án:
Tổ chức quản lý, thực hiện dự án đầu tư theo đúng Quyết định phê duyệt; Thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và luật pháp hiện hành, các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành và các quy định của UBND Thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, giám sát đánh giá đầu tư và các quy định có liên quan; đảm bảo công trình đầu tư có chất lượng và đáp ứng tiến độ theo dự án được duyệt.
Trách nhiệm của Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn có liên quan:
- Rà soát lại phương án thiết kế cơ sở theo văn bản số 6397/SXD-TĐ ngày 3/10/2012 của Sở Xây dựng, văn bản số 2705/QHKT – P7 ngày 13/9/2012 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, văn bản số 618/SKHCN –CN ngày 17/10/2012 của Sở Khoa học – Công nghệ trên cơ sở đó tính toán, phân tích, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đảm bảo tất cả các hạng mục công trình phải tối ưu về kinh tế, kỹ thuật trên tất cả các mặt (hình thức, quy mô, kết cấu, biện pháp thi công công trình; số lượng, chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, công suất của toàn bộ hệ thống thiết bị) trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả cao, không để xảy ra lãng phí, thất thoái vốn đầu tư. Đặc biệt phải ưu tiên sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất trong nước (nếu có) để tiết kiệm ngoại tệ, giảm vốn đầu tư; rà soát lại phương án quy hoạch tổng mặt bằng, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận theo quy định để làm cơ sở xác định nội dung đầu tư và thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án, làm việc với Sở Tài chính để thỏa thuận về đầu tư nhà quản lý. Trường hợp Quy hoạch Tổng mặt bằng và quy mô diện tích nhà quản lý điều hành được chấp thuận, nội dung đầu tư không phù hợp với quy mô dự án được duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm trình UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án theo quy định.
- Trên cơ sở phương án thiết kế bản vẽ thi công tối ưu về kinh tế, kỹ thuật phải tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, tổng dự toán đảm bảo chính xác đúng quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
- Báo cáo UBND Thành phố bổ sung chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn bộ máy, bổ sung chỉ tiêu, biên chế, đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, vận hành có tay nghề, tiếp nhận được công nghệ xử lý hiện đại, quy mô lớn.
- Liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện thủ tục hồi đất đai theo quy định của Luật Đất đai;
- Phối hợp với UBND các huyện Phú Xuyên để thực hiện công tác đền bù GPMB, thủ tục giao đất, tổ chức triển khai dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
- Lập kế hoạch đấu thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu theo quy định;
- Có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn, tiết kiệm; đồng thời có phương án đảm bảo duy trì hoạt động sản xuấtt của nhân dân trong quá trình thi công công trình và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân; thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định;
- Chịu trách nhiệm về tính chuẩn xác, hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu trình bày trong dự án;
Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
- Sở Xây dựng: Thực hiện trách nhiệm được UBND Thành phố giao về quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND ngày 22/12/2009;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND Thành phố bổ sung ngân sách Thành phố vốn ứng trước cho giai đoạn năm 2013 – 2015;
- Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT (đơn vị quản lý sau đầu tư) có trách nhiệm lập đề án sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo quy định tại Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ báo cáo Sở Nông vụ, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND Thành phố phê duyệt làm cơ sở để triển khai thực hiện; tiếp nhận quản lý, vận hành, kinh doanh khai thác sau đầu tư và hoàn trả vốn từ nguồn khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành.
- Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, theo đúng tiến độ.
- Các sở, ban, ngành theo chức năng giúp chủ đầu tư thực hiện dự án.
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ZONE
Showroom 1: Số 29, 102/44 Phố Pháo Đài Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa. TP. Hà Nội
Hotline: 0912.927.086 - Phụ trách máy ozone
Email: sale1.vietzone@gmail.com - Website: http://vietzone.com.vn
Coppyright © 2016 by CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ZONE Powered by http://vietzone.com.vn